Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm với biểu hiện điển hình là các nốt mụn nước phỏng rộp chứa dịch viêm xuất hiện trên da và niêm mạc toàn thân. Thủy đậu có thể lưu hành ở mọi nơi trên toàn cầu và xuất hiện ở mọi đối tượng bất kể trẻ em hay người lớn. Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não….
Bệnh thủy đậu là gì
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.
Thủy đậu chủ yếu lây truyền thông qua đường hô hấp, khi một người vô tình hít phải những giọt bắn chứa VZV trong không khí của người bệnh khi nói chuyện/ho/hắt hơi/… Một số ít các trường hợp khác, thủy đậu có thể lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với nốt mụn phỏng rộp trên da của người bệnh, dịch mủ viêm nhiễm có thể chứa virus và lây nhiễm nhanh chóng với những người tiếp xúc với chúng.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này thường kéo dài trong 10-21 ngày và hầu như không có dấu hiệu của bệnh thủy đậu.
Ở giai đoạn này, virus từ vị trí tiếp xúc xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng. Nếu bạn đã từng mắc bệnh thủy đậu trước đây hay đã tiêm vaccin phòng thủy đậu, cơ thể đã có kháng thể sẽ nhanh chóng tiêu diệt virus. Tuy nhiên, nếu cơ thể không có hay không đủ lượng kháng thể thì virus sẽ gây nhiễm trùng tại phổi hay mắt và chuyển đến giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn khởi phát
Thời điểm phát bệnh với những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Bắt đầu xuất hiện phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 – 48 giờ đầu. Một số bệnh nhân còn có hạch sau tai, kèm viêm họng.
Giai đoạn toàn phát
Bệnh nhân bắt đầu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3 mm. Các mụn nước gây ngứa và rát, rất khó chịu. Những nốt mụn nước này xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể bệnh nhân. Mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống. Một số trường hợp bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.
Giai đoạn hồi phục
Sau từ 7 – 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng. Kết hợp sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm. Bởi thủy đậu sẽ để lại sẹo rỗ (lõm) sau khi chúng biến mất.
Những biến chứng đi kèm
- Sau khoảng 1 tuần, nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, các triệu chứng của bệnh thủy đậu có thể diễn biến nặng, biểu hiện qua các dấu hiệu như:
- Các nốt thủy đậu mọc nhiều hơn và dày đặc trên da, có thể xuất hiện ở vùng niêm mạc họng, thanh quản, thủy đậu mọc trong miệng, niêm mạc mắt và vùng kín.
- Triệu chứng mệt mỏi, suy kiệt, nhức đầu và đau cơ trở nặng hơn, sốt cao hơn, có thể trên 39 độ C.
Các phòng ngừa và điều trị
Để phòng ngừa bệnh thủy đậu một cách hiệu quả, Bộ Y tế khuyến nghị cộng đồng thực hiện các biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh thủy đậu để ngăn chặn sự lây nhiễm mầm bệnh từ người bệnh sang người lành, vì thủy đậu có khả năng lây lan vô cùng nhanh chóng thông qua đường hô hấp và qua các tiếp xúc lên dịch viêm trên các vùng da sang thương do thủy đậu gây ra.
- Những người mắc bệnh thủy đậu cần nghỉ học hoặc nghỉ làm, chú ý cách ly với cộng đồng, không tiếp xúc với người khác từ 7 – 10 ngày kể từ khi phát hiện những dấu hiệu ban đỏ đầu tiên trên cơ thể để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với những vật thể nghi ngờ có chứa mầm bệnh và tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là khi không biết rõ ràng về tình trạng sức khỏe của người đó. Chú ý vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để vô khuẩn cho đường hô hấp trên và vùng niêm mạc họng, giúp hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh thủy đậu.
- Duy trì thói quen vệ sinh môi trường sống và sinh hoạt cùng các vật dụng thường xuyên tiếp xúc bằng các chất sát khuẩn chuyên dụng ít nhất 2 tuần/lần để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ môi trường xung quanh.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 9 tháng tuổi (đối với vắc xin Varilrix) hoặc trẻ từ 12 tháng tuổi (đối với vắc xin Varivax và Varicella) và người lớn, phụ nữ mang thai để chủ động kích thích cơ thể sinh miễn dịch đặc hiệu với VZV, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thủy đậu hiệu quả lên đến 90%. Nếu chẳng may mắc bệnh, diễn biến bệnh lý cũng nhẹ hơn rất nhiều, xuất hiện rất ít các phát ban và mụn nước thủy đậu, thời gian hồi phục nhanh chóng và hầu như không xảy ra tình trạng biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thủy đậu nay chưa có thuốc đặc trị, chỉ có các loại thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị. Để bệnh nhanh thuyên giảm và an toàn khi điều trị, cần lưu ý:
Khi điều trị tại nhà:
- Mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.
- Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
- Khi có dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện uy tín để khám chữa kịp thời.
- Cần chủ động cách ly tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.
Khi dùng thuốc điều trị:
- Với các nốt mụn nước trên cơ thể, bạn có thể dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.
- Khi mụn nước bị vỡ ra, có thể sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên.
- Tuyệt đối không được dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
- Tuyệt đối không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm tương đối lành tính với các triệu chứng cấp tính ngoài da nhưng có thể gây ra rất nhiều những tác động mãn tính vô cùng nghiêm trọng lên hệ thống các cơ quan quan trọng của cơ thể như hệ thần kinh, hệ vận động, hệ hô hấp, hệ tim mạch,… Từ đó gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Do đó, cần tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa thủy đậu do Bộ Y tế khuyến cáo để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh thủy đậu. Đặc biệt, trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm ngừa đầy đủ 02 liều vắc xin thủy đậu càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước mùa thủy đậu từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm để kiến tạo “hàng rào bảo vệ” vững chắc cho cơ thể, ngăn ngừa đến 90% nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh thủy đậu.
Trên đây là bài viết tổng quan về diễn biến bệnh, cách phòng ngừa và điều trị thủy đậu. Mọi thông tin băn khoăn có thể liên hệ tới Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Hoa Kỳ để được hỗ trợ tư vấn tận tình!
◾ Hệ thống Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Hoa Kỳ
CS1 – TP. HÀ NỘI: 60 Văn Cao – Ba Đình/ Hotline: 0346.697.888
CS2 – TP. HỒ CHÍ MINH: 652 Nguyễn Đình Chiểu – P3 – Q.3/ Hotline: 0899.303.652
CS3 – TP. HỒ CHÍ MINH: 230 Cao Thắng – Phường 12 – Q.10/ Hotline: 0926.859.668
CS 4 – TP. BẮC NINH: 72 Nguyễn Cao – Ninh Xá/ Hotline: 0865.726.775
◾ Chăm sóc khách hàng: 0964.412.999
◾ Facebook: Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Hoa Kỳ