Những điều cần biết về bệnh vẩy nến

Vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến. Người bệnh mắc vảy nến thường bị ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, ửng đỏ, bong tróc da. Vảy nến nếu tái đi tái lại nhiều lần có thể gây nhiễm trùng da, viêm khớp, vảy nến mủ, đỏ da toàn thân,… 

Nguyên nhân bệnh vảy nến 

Hệ miễn dịch 

Các bệnh tự miễn là hệ quả khi mà cơ thể tấn công chính bản thân nó. Ở trường hợp bệnh vảy nến, một loại tế bào bạch cầu là tế bào lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da. 

Ở cơ thể một người bình thường, các tế bào bạch cầu được triển khai để tấn công và phá hủy các vi khuẩn xâm nhập và đối kháng với sự nhiễm trùng. 

Trong trường hợp của bệnh vảy nến, các tế bào này có sự nhầm lẫn gây ra sự sản xuất quá nhiều các tế bào da. Điều này khiến những lớp tế bào da mới phát triển quá nhanh, bị đẩy lên bề mặt da và bắt đầu chồng chất với các tế bào da khác. Những tác động lên tế bào da còn khiến các vùng da bị viêm đỏ phát triển. 

Tế bào lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da gây ra bệnh vẩy nến

Theo đó, những yếu tố kích thích tới quá trình rối loạn miễn dịch, gồm:

Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình bạn có một người mắc bệnh vảy nến, thì khả năng bạn mắc căn bệnh này sẽ cao hơn. Có xấp xỉ 2 đến 3% người mắc bệnh vảy nến do di truyền trên tổng số người mắc, theo Tổ chức Vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ (NPF). 

Sử dụng thuốc và gặp tác dụng phụ: Hiện nay, có không ít loại thuốc trong quá trình sử dụng gây ra một số tác dụng phụ cho bệnh nhân. Theo đó, vảy nến cũng là một dạng bệnh lý có thể xảy ra khi bạn dùng những thuốc như: Beta Blockers, Corticosteroid.

Ngoại sinh tác động: Những yếu tố từ môi trường bên ngoài làm da bị tổn thương như bỏng nắng, nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật,… sẽ tạo nguy cơ mắc bệnh với những ai có sẵn yếu tố di truyền trong cơ thể.

Đặc điểm lâm sàng 

Đặc điểm lâm sàng 

Vì là bệnh da liễu nên chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện bệnh dễ dàng ngay từ khi mới khởi phát, theo đó, các dấu hiệu để cho thấy bệnh lý đó là vảy nến gồm: 

  • Làn da có các lớp vảy, phần vảy này giống như lớp nến bị cạo ra khỏi thân nến. Vì vậy nên bệnh được gọi là vảy nến. 
  • Phần vảy có màu trắng bạc, chúng hơi bong lên khỏi bề mặt da, phần rìa sẽ là màu hồng hoặc đỏ. 
  • Vùng da bị bệnh thường nứt nẻ, khô ráp và nặng nhất là bị chảy máu. Những vết nứt theo thời gian xuất hiện rõ ràng hơn. Với những người bị nứt da quá sâu sẽ thấy rỉ máu, chảy máu khá nguy hiểm. 
  • Ngứa da: Mắc vảy nến sẽ không thể tránh khỏi tình trạng bị ngứa ngáy. Những lớp vảy trên da cùng các vết nứt làm da khó chịu, khiến bệnh nhân muốn cho tay lên gãi. Nhưng càng gãi càng làm da bị nứt nặng hơn, lớp vảy bong tróc làm da ửng đỏ, tổn thương nặng hơn. 
  • Lở loét. Nguyên do là bởi khi da xuất hiện các vết thương hở, mất đi hàng rào bảo vệ sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập và phá hủy tế bào.
  • Khớp bị cứng và sưng: Nhiều người rất ngạc nhiên khi biết vảy nến có thể gây tác động tới khớp. Dựa vào các số liệu thống kê từ các tổ chức y tế, bệnh vảy nến gây ảnh hưởng không ít khớp xương. Cụ thể, bệnh nhân mắc thêm chứng viêm khớp vảy nến. Ngoài tình trạng da bị bong tróc, ngứa rát, các khớp xương của bệnh nhân cũng đau nhức hơn, khi vận động gặp khó khăn. Biểu hiện này thường thấy nhất ở khớp chân và tay.

Các thể thường gặp

Bệnh vảy nến thể giọt: Đây là dạng bệnh có thêm tên gọi là thể chấm giọt. Những nốt vảy nến thường có đường kích từ 1 đến 2mm, chúng sẽ xuất hiện rải rác ở nhiều vị trí trên cơ thể. 

  • Vảy nến thể hồng: Ngoài cách gọi này, nhiều người còn biết tới bệnh bởi tên vảy phấn hồng. Làn da của người bệnh sẽ có những nốt dạng như phát ban, màu hồng và kích thước to nhỏ khác nhau, từ 2 đến 10cm tùy theo khu vực. Cũng bởi vậy nên có không ít bệnh nhân đã nhầm lẫn rằng đây là bệnh lupus ban đỏ. 
  • Vảy nến thể mảng: Trong loại này, vảy nến sẽ có diện tích lớn hơn so với thể giọt. Chúng xuất hiện theo các mảng với kích thước khoảng từ 5  – 10cm. Khi bị bệnh, chúng ta sẽ thấy bệnh kéo dài, thậm chí có thể tới vài năm trở lên. 
  • Váy nến ở trẻ: Là dạng bệnh vảy nến ở trẻ em với các triệu chứng phát sinh mang tính đột ngột, bộc phát. Những lớp vảy nến có thể ở dạng vảy mỏng, giọt hoặc là dạng các nốt chấm. 
  • Thể mủ: Y học chia nhỏ thể mủ thành mủ lòng bàn tay – chân và thể toàn thân. Chúng ta có thể nhận biết bệnh thông qua triệu chứng những vết vảy nến xuất hiện thêm mụn mủ rất rõ rệt. 

Ngoài những loại được phân chia ở trên, chúng ta cũng có một số thể vảy nến khác như: Thể khớp, đảo ngược, đồng tiền hoặc dạng đỏ da toàn thân. 

Biến chứng 

Cho tới thời điểm này, vảy nến không còn là căn bệnh xa lạ khi ngày càng có nhiều người mắc, thậm chí có bệnh nhân bị bệnh kéo dài suốt đời. 

Các bác sĩ nhận định, đây là bệnh mãn tính, tức là người bệnh phải chấp nhận có thể bị bệnh suốt cuộc đời. Tuy vậy, không phải không có cách để kìm hãm sự phát triển của bệnh. Chúng ta cần tích cực thăm khám, áp dụng biện pháp điều trị đúng cách để không làm bệnh chuyển nặng hay có nguy cơ xảy ra biến chứng. 

Nếu chủ quan trong việc điều trị, những biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải là: Thận hư, suy thận, tăng nguy cơ bị huyết áp cao, tăng cholesterol, nguy cơ xơ vữa động mạch, hệ thống tim mạch bị trục trặc, ảnh hưởng lớn đến tâm lý. 

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Điều trị thuốc tại chỗ 

Kem bôi và thuốc mỡ được thoa trực tiếp vào vùng da bị vảy nến cho thể rất có ích trong việc làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến từ nhẹ đến vừa.

Các thuốc tại chỗ sử dụng để điều trị vảy nến là:

  • Thuốc corticoid dạng bôi
  • Thuốc retinoid dạng bôi
  • Thuốc anthralin
  • Vitamin D và các thuốc tương tự
  • Hoạt chất axit salicylic
  • Kem dưỡng ẩm 
Sử dụng kem dưỡng ẩm làm giảm tình trạng vẩy nến

Các thuốc ức chế miễn dịch: 

Những loại thuốc này gồm có: 

  • Thuốc methotrexate 
  • Thuốc ức chế miễn dịch sandimmune 
  • Thuốc sinh học 
  • Thuốc retinoid
  • Quang trị liệu

Cách điều trị vảy nến này sử dụng tia cực tím (UV) hoặc ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng mặt trời giúp tiêu hủy các tế bào bạch cầu hoạt động quá mức đang gây hại đến tế bào da và gây ra quá trình phát triển tế bào da quá nhanh. Cả 2 loại tia UVA và UVB có thể giúp ích trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến từ nhẹ đến vừa. 

Vảy nến tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại là căn bệnh dai dẳng, khó chữa khỏi và dễ dàng tái phát. Do đó bệnh nhân cần chú ý chăm sóc bản thân đúng cách, dùng thuốc phù hợp, thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ. 

Hệ thống Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Hoa Kỳ 

CS1 – TP. HÀ NỘI: 60 Văn Cao – Ba Đình/ Hotline: 0346.697.888 

CS2 – TP. HỒ CHÍ MINH: 652 Nguyễn Đình Chiểu – P3 – Q.3/ Hotline: 0899.303.652

CS3 – TP. HỒ CHÍ MINH: 230 Cao Thắng – Phường 12 – Q.10/ Hotline: 0926.859.668

CS 4 – TP. BẮC NINH: 72 Nguyễn Cao – Ninh Xá/ Hotline: 0865.726.775

Chăm sóc khách hàng: 0964.412.999

Facebook: Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Hoa Kỳ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *